Tìm kiếm tin tức
Liên kết website

TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ Ở HƯƠNG HỒ
Ngày cập nhật 29/09/2017

Hương Hồ là địa phương có 2 làng nghề đã được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh công nhận gồm (làng nghề mộc An Bình, làng nghề truyền thống bánh tráng, bánh ướt Lựu Bảo) và làng nghề mộc Xước Dũ được quy hoạch vào năm 2009.

Hương Hồ là địa phương có 2 làng nghề đã được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh công nhận gồm (làng nghề mộc An Bình, làng nghề truyền thống bánh tráng, bánh ướt Lựu Bảo) và làng nghề mộc Xước Dũ được quy hoạch vào năm 2009. Đây là một lợi thế lớn của địa phương trong việc duy trì và phát triển Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn. Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề từ lâu đã được địa phương xác định đây là ngành kinh tế mủi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế_xã hội. Vì vậy trong quá nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên và trong nhân dân được quán triệt đầy đủ, bên cạnh đó công tác tuyên truyền được thường xuyên chú trọng như trong các buổi hội họp, tiếp xúc cử tri tại các địa bàn khu dân cư.

Làng nghề mộc dân dụng An Bình có bề dày lịch sử hơn 200 năm và đang được duy trì phát triển ổn định, ngày càng tạo ra được nhiều sản phẩm lưu thông trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Vì sản phẩm có giá trị sử dụng phổ thông, các mặt hàng làm ra rất đa dạng, thẩm mỹ và giá cả phù hợp nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, toàn làng có 57 hộ với 103 lao động sản xuất trực tiếp với mức thu nhập từ 4,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Và thu nhập đó càng ngày càng tăng lên do các hộ dân đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị mới phục vụ nghề làm nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm bớt thời gian lao động. Về làng nghề mộc Xước Dũ qua hơn 7 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, làng nghề mộc Xước Dũ đã dần hình thành nên diện mạo của một cụm làng nghề tập trung theo quy hoạch. Tại cụm làng nghề Xước Dũ các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động ở địa phương với bình quân thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm làm ra chủ yếu bao gồm gỗ xuất khẩu và gỗ dân dụng các loại, nhà rường truyền thống.

Về làng nghề truyền thống bánh tráng, bánh ướt Lựu Bảo được hình thành cách đây hơn 400 năm. Được bà con trong làng gìn giữ, duy trì hoạt động ổn định cho đến ngày hôm nay và ngày càng tạo ra nhiều mặt hàng bánh đa dạng. Trong làng hiện có 53 hộ với 159 lao động chuyên làm nghề bánh tráng, bánh ướt. Với mức thu nhập bình quân 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Đặc điểm sản phẩm bánh tráng, bánh ướt Lựu Bảo là bánh được tráng mỏng, tròn đều, có mùi vị thơm ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên bánh tráng, bánh ướt Lựu Bảo rất được mọi người ưa chuộng và bánh không những cung cấp thị trường trong toàn tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận.

Các hộ sản xuất kinh doanh các mặt hàng truyền thống tại An Bình và Lựu Bảo, làng nghề Xướt Dũ đã tích cực đầu tư máy móc để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. Các sản phẩm làm ra ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng. Có thể nói rằng việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân lao động mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa lâu đời của địa phương.

Bảo Ngọc
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 119.480
Truy cập hiện tại 57