Tìm kiếm tin tức
Liên kết website

TÓM TẮT ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Ngày cập nhật 23/02/2024

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 VÀ SẮP XẾP, THÀNH LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN CƠ SỞ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

––––––––––––––

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––

Thừa Thiên Huế, ngày    tháng 01 năm 2024

(Tài liệu phục vụ lấy ý kiến cử tri kèm theo Kế hoạch số 40/KH-UBND

ngày 26/01/2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

 

 

 

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 VÀ SẮP XẾP, THÀNH LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN CƠ SỞ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

 

Phần thứ nhất

CĂN CỨ PHÁP LÝ, SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ SẮP XẾP, THÀNH LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN CƠ SỞ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

A. CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ

- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

- Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã;

- Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Kết luận số 48-KL/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

- Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22 tháng 10 năm 2019 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thông qua Đề án xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030;

- Chương trình hành động số 69/CTr-TU ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật số 47/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

- Luật Quy hoạch đô thị ngày 20 tháng 7 năm 2015;

- Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

- Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

- Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

- Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP;

- Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết sổ 54- NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;

- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050;

- Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030;

- Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065;

- Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 – 2030;

- Quyết định số 2823/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ xây dựng Đề án Thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt quy hoạch chung thành phố Huế, đô thị Phong Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, quy hoạch phân khu, chi tiết,…

B. SỰ CẦN THIẾT

I. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRÊN CƠ SỞ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ THÀNH LẬP 02 QUẬN THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

1.1. Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tỉnh đối với vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và cả nước. Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế về kinh tế biển, về sự liên thông giữa hệ thống cửa khẩu trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, mở rộng giao lưu với các địa phương trong và ngoài nước; có vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; có đầu mối giao thông quan trọng;...

1.2. Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương xuất phát từ yêu cầu của lịch sử và thực tiễn phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.

1.3. Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương xuất phát từ yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử đặc sắc của dân tộc.

1.4. Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương xuất phát từ yêu cầu phát triển theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.5. Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

2. Sự cần thiết thành lập 02 quận thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương

2.1. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2. Nhằm thiết lập đơn vị hành chính (ĐVHC) có quy mô diện tích tự nhiên và dân số phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương cấp huyện, tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế trực thuộc Trung ương trong thời gian tới.

II. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP, THÀNH LẬP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1. Sự cần thiết sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế

1.1. Nhằm cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.2. Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế xuất phát từ yêu cầu của thực tế, tổ chức, sắp xếp lại ĐVHC có quy mô chưa hợp lý.

1.3. Nhằm thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Sự cần thiết thành lập thị trấn Lộc Sơn, huyện Phú Lộc

2.1. Thuận lợi kết nối giao thông trong vùng và kết nối với thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng.

2.2. Có vị trí chiến lược, trọng điểm về kinh tế trong khu vực; có khu công nghiệp La Sơn thu hút các doanh nghiệp đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất,... hướng đến trung tâm công nghiệp - dịch vụ có tầm quan trọng.

2.3. Xã Lộc Sơn đã công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V tại Quyết định số 435/QĐ-UBND ngày 12/02/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, đáp ứng yêu cầu trong việc điều hành, quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương.

3. Sự cần thiết thành lập các phường thuộc các quận (phía Bắc và phía nam), thị xã (Hương Thủy, Hương Trà) của thành phố trực thuộc Trung ương

3.1. Nằm ở trị trí thuận lợi, là điểm nút giao thông quan trọng kết nối với trung tâm thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà; có lợi thế để phát triển ngành thương mại - dịch vụ, trao đổi buôn bán, giao lưu văn hóa khu vực.

3.2. Là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy chính quyền phù hợp trong quản lý điều hành, phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, phù hợp với Quy hoạch chung của thành phố, thị xã đã được phê duyệt.

4. Sự cần thiết thành lập thị xã Phong Điền và thành lập các phường thuộc thị xã Phong Điền

4.1. Thành lập thị xã Phong Điền thuộc thành phố trực thuộc Trung ương

4.1.1. Phong Điền là huyện cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, giao thương với các tỉnh duyên hải Bắc Trung bộ; nằm trong chuỗi đô thị liên hoàn kết nối các khu vực trong tỉnh Thừa Thiên Huế.

4.1.2. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.1.3. Mô hình quản lý theo chính quyền nông thôn huyện Phong Điền hiện nay không có chức năng, nhiệm vụ quản lý về đô thị, cần thiết phải thiết lập mô hình quản lý của chính quyền đô thị là thị xã cho phù hợp.

4.2. Thành lập các phường thuộc thị xã Phong Điền

4.2.1. Phù hợp với quy định của pháp luật về tổ chức đơn vị hành chính trực thuộc thị xã.

4.2.2. Nằm ở vị trí thuận lợi cho giao thương trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội.

4.2.3. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.2.4. Là yêu cầu bắt buộc, tạo tiền đề và cơ sở để xây dựng bộ máy quản lý nhà nước theo mô hình đô thị phù hợp thực tế đô thị hóa.

 

 

Phần thứ hai

ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP

CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

I. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP THÀNH PHỐ HUẾ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ THÀNH LẬP CÁC QUẬN THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ

1. Điều kiện thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và thành lập các quận thuộc thành phố Huế

Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và thành lập các quận thuộc thành phố Huế bảo đảm đạt 05/05 điều kiện quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), cụ thể là:

- Phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt;

- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

- Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.

2. Tiêu chuẩn thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Áp dụng quy định tại Điều 4; điểm đ khoản 1 Điều 31 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15) đối với trường hợp thành lập đơn vị hành chính đô thị để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận thì ngoài tiêu chuẩn về phân loại đô thị và tiêu chuẩn về hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, các tiêu chuẩn khác đánh giá đạt mức tối thiểu bằng 50% quy định chung (Nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính), UBND tỉnh đánh giá các tiêu chuẩn thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương như sau:

2.1. Tiêu chuẩn quy mô dân số

a) Quy định từ 1.000.000 người trở lên.

b) Hiện trạng: Tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.380.849 người, gồm dân số thường trú là 1.362.955 người, tạm trú quy đổi là 17.534 người (đạt 136,30% so với tiêu chuẩn).

Đánh giá: Đạt.

2.2. Tiêu chuẩn diện tích tự nhiên

a) Quy định từ 1.500 km2 trở lên.

b) Hiện trạng: Tỉnh Thừa Thiên Huế có 4.947,11 km2 (đạt 329,81% so với tiêu chuẩn).

Đánh giá: Đạt.

2.3. Đơn vị hành chính trực thuộc

a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc

- Quy định: Từ 09 đơn vị trở lên.

- Hiện trạng: Tỉnh Thừa Thiên Huế có 09 đơn vị.

Đánh giá: Đạt.

b) Tỷ lệ số quận, thị xã, huyện trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính.

- Quy định: Từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất 2 quận.

- Hiện trạng: Sau khi chia thành phố Huế thành 2 quận, thành lập thị xã Phong Điền, sáp nhập huyện Nam Đông và huyện Phú Lộc thì tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính là 05/09, đạt 55,55%.

Áp dụng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính “đối với trường hợp thành lập đơn vị hành chính đô thị để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận thì đánh giá đạt mức tối thiểu bằng 50% quy định chung”.

Đánh giá: Đạt.

2.4. Tiêu chuẩn phân loại đô thị

a) Quy định: Được công nhận là đô thị đặc biệt hoặc đô thị loại I.

b) Hiện trạng: Thành phố Huế trực thuộc Trung ương dự kiến thành lập đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I tại Quyết định số .../QĐ-TTg ngày ... của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá: Dự kiến Đạt.

2.5. Tiêu chuẩn cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội

a) Tiêu chí cân đối thu, chi ngân sách

- Quy định: Dư.

- Hiện trạng: Thu ngân sách năm 2022 của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 12.700 tỷ đồng; chi ngân sách thực hiện là 11.791 tỷ đồng. Cân đối dư.

Đánh giá: Đạt.

b) Tiêu chí thu nhập bình quân đầu người

- Quy định: Gấp 1,75 lần bình quân chung cả nước

- Hiện trạng: Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 đạt 57 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người của cả nước năm 2022 đạt 55,2 triệu đồng/người/năm. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Thừa Thiên Huế gấp 1,03 lần bình quân chung cả nước.

Áp dụng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính “đối với trường hợp thành lập đơn vị hành chính đô thị để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận thì đánh giá đạt mức tối thiểu bằng 50% quy định chung”.

Đánh giá: Đạt.

c) Tiêu chí mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất

- Quy định: Đạt bình quân của cả nước là 4,5% (năm 2020 là 2,9%; năm 2021 là 2,58%; năm 2022 là 8,02%).

- Hiện trạng: Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm của tỉnh Thừa Thiên Huế là 4,99% (năm 2020 đạt 2,06%; năm 2021 đạt 4,36%; năm 2022 đạt 8,56%).

Đánh giá: Đạt.

d) Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm gần nhất

- Quy định: Đạt bình quân của cả nước là 3,69% (năm 2020 là 2,75%; năm 2021 là 4,03%; năm 2022 là 4,3%).

- Hiện trạng: Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm của tỉnh Thừa Thiên Huế là 3,41% (năm 2020 là 3,67%; năm 2021 là 2,99%; năm 2022 là 3,56%).

Đánh giá: Đạt.

đ) Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế

- Quy định: Từ 90% trở lên.

- Hiện trạng: Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 là 89,33%.

Áp dụng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính “đối với trường hợp thành lập đơn vị hành chính đô thị để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận thì đánh giá đạt mức tối thiểu bằng 50% quy định chung”.

Đánh giá: Đạt.

e) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành

- Quy định: Từ 90% trở lên.

- Hiện trạng: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành (tính trên 2 quận phía Bắc và phía Nam) đạt 92,76%.

Đánh giá: Đạt.

Như vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 05/05 tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.

3. Tiêu chuẩn thành lập 02 quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương

3.1. Thành lập Quận Phú Xuân (quận phía Bắc)

Đối chiếu tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15), thì Quận Phú Xuân dự kiến thành lập đáp ứng được 05 tiêu chuẩn để thành lập quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể như sau: 

a) Tiêu chuẩn về quy mô dân số

- Quy định quy mô dân số của quận từ 150.000 người trở lên.

- Dân số Quận Phú Xuân dự kiến thành lập là 229.649 người, gồm dân số thường trú là 227.525 người, tạm trú quy đổi là 2.124 người (đạt 153,10% so với tiêu chuẩn).

Đánh giá: Đạt.

b) Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên

- Quy định diện tích tự nhiên của quận từ 35 km2 trở lên.

- Diện tích tự nhiên Quận Phú Xuân dự kiến thành lập là 127 km2 (đạt 362,86% so với tiêu chuẩn).

Đánh giá: Đạt.

c) Số phường trực thuộc

- Số phường trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên.

- Sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã và thành lập các phường, Quận Phú Xuân dự kiến thành lập có 13 phường trực thuộc, gồm: An Hòa, Đông Ba, Gia Hội, Thuận Lộc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Kim Long, Hương Sơ, Hương Long, Phú Hậu, Hương An, Hương Vinh, Long Hồ.

Đánh giá: Đạt.

d) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15, cụ thể:

- Cân đối thu chi ngân sách

Quy định: Cân đối thu đủ chi

Hiện trạng: Thu ngân sách trên địa bàn đạt 12.922,8 tỷ đồng; chi ngân sách đạt 7.235,23 tỷ đồng. Cân đối dư.

Đánh giá: Đạt.

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước

Quy định: Gấp 1,05 lần bình quân chung của cả nước.

Hiện trạng: Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của Quận Phú Xuân đạt 65,55 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2022 khoảng 55,2 triệu đồng/người/năm. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Quận Phú Xuân bằng 1,12 lần so với bình quân chung của cả nước.

Đánh giá: Đạt.

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất

Quy định: Đạt bình quân của thành phố Huế là 4,99% (năm 2020 đạt 2,06%; năm 2021 đạt 4,36%; năm 2022 đạt 8,56%).

Hiện trạng: Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm (2020 - 2022) của Quận Phú Xuân là 11,47% (năm 2020 đạt 10,02%; năm 2021 đạt 7,7%; năm 2022 đạt 16,7%).

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất

Quy định: Đạt bình quân của thành phố Huế là 3,41% (năm 2020 là 3,67%; năm 2021 là 2,99%; năm 2022 là 3,56%).

Hiện trạng: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất (2020 - 2022) của Quận Phú Xuân là 1,82% (năm 2020 đạt 2,4%; năm 2021 đạt 1,8%; năm 2022 đạt 1,25%).

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế

Quy định: Từ 90% trở lên.

Hiện trạng: Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Quận Phú Xuân chiếm 97,12%.

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp quận

Quy định: Từ 90% trở lên.

Hiện trạng: Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 92.042 người; lao động phi nông nghiệp là 85.145 người; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 92,51%.

Đánh giá: Đạt.

đ) Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quy định tại bảng 2B Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 (tiêu chuẩn đô thị loại I): đạt 21/25 tiêu chuẩn (đảm bảo quy định); Có 04 tiêu chuẩn chưa đạt, bao gồm: Mật độ đường giao thông đô thị; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng; công trình xanh.

Đánh giá: Đạt.

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 thì Quận Phú Xuân đạt 05/05 tiêu chuẩn để thành lập quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định.

3.2. Thành lập Quận Thuận Hóa (quận phía Nam).

a) Tiêu chuẩn về quy mô dân số

- Quy định quy mô dân số của quận từ 150.000 người trở lên.

- Dân số Quận Thuận Hóa dự kiến thành lập là 313.800 người, gồm dân số thường trú là 305.068 người, tạm trú quy đổi là 8.732 người (đạt 209,2% so với tiêu chuẩn).

Đánh giá: Đạt.

b) Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên

- Quy định diện tích tự nhiên của quận từ 35 km2 trở lên.

- Diện tích tự nhiên Quận Thuận Hóa dự kiến thành lập là 139,41 km2 (đạt 398,31% so với tiêu chuẩn).

Đánh giá: Đạt.

c) Số phường trực thuộc

- Số phường trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên.

- Sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã và thành lập các phường, Quận Thuận Hóa dự kiến thành lập có 19 phường trực thuộc, gồm: An Cựu, An Tây, Vỹ Dạ, Phước Vĩnh, Trường An, Phú Nhuận, Thủy Biều, Phú Hội, An Đông, Vĩnh Ninh, Phường Đúc, Thủy Xuân, Xuân Phú, Thủy Vân, Phú Thượng, Hương Phong, Thủy Bằng, Thuận An, Dương Nỗ.

Đánh giá: Đạt.

d) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15, cụ thể:

- Cân đối thu chi ngân sách

Quy định: Cân đối thu đủ chi

Hiện trạng: Thu ngân sách trên địa bàn (tính chung toàn thành phố Huế trực thuộc tỉnh năm 2022) đạt 12.922,8 tỷ đồng; chi ngân sách đạt 7.235,23 tỷ đồng. Cân đối dư.

Đánh giá: Đạt.

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước.

Quy định: Gấp 1,05 lần bình quân chung của cả nước.

Hiện trạng: Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của Quận Thuận Hóa đạt 65,55 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2022 khoảng 55,2 triệu đồng/người/năm. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Quận Thuận Hóa bằng 1,12 lần so với bình quân chung của cả nước.

Đánh giá: Đạt.

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất

Quy định: Đạt bình quân của thành phố Huế là 4,99% (năm 2020 đạt 2,06%; năm 2021 đạt 4,36%; năm 2022 đạt 8,56%).

Hiện trạng: Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm (2020 - 2022) của Quận Thuận Hóa là 11,47% (năm 2020 đạt 10,02%; năm 2021 đạt 7,7%; năm 2022 đạt 16,7%).

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất

Quy định: Đạt bình quân của Thành phố Huế là 3,41% (năm 2020 là 3,67%; năm 2021 là 2,99%; năm 2022 là 3,56%).

Hiện trạng: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất (2020 - 2022) của Quận Thuận Hóa là 1,45% (năm 2020 đạt 1,93%; năm 2021 đạt 1,49%; năm 2022 đạt 0,93%).

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế

Quy định: Từ 90% trở lên.

Hiện trạng: Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chiếm 97,12%.

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp quận

Quy định: Từ 90% trở lên.

Hiện trạng: Tổng số người có khả năng lao động trên địa bàn quận là 124.391 người; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 106.875 người; lao động phi nông nghiệp là 98.271 người; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 91,95%.

Đánh giá: Đạt.

đ) Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quy định tại bảng 2B Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 (đối với đô thị loại I): đạt 24/25 tiêu chuẩn (đảm bảo quy định). Trong đó có 01 tiêu chuẩn chưa đạt là tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng.

Đánh giá: Đạt.

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 thì Quận Thuận Hóa đạt 05/05 tiêu chuẩn để thành lập quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định.

II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP THỊ XÃ PHONG ĐIỀN VÀ THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG THUỘC THỊ XÃ PHONG ĐIỀN, THUỘC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Điều kiện thành lập thị xã Phong Điền và thành lập các phường thuộc thị xã Phong Điền

Việc thành lập thị xã Phong Điền và thành lập các phường thuộc thị xã Phong Điền bảo đảm đạt 05/05 điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, gồm:

- Phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt;

- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

- Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.

2. Tiêu chuẩn thành lập thị xã Phong Điền và thành lập các phường thuộc thị xã Phong Điền

2.1. Tiêu chuẩn thành lập thị xã Phong Điền

Căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022) gọi là Nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; đồng thời, đối chiếu với hiện trạng phát triển của khu vực dự kiến thành lập thị xã Phong Điền, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá các tiêu chuẩn thành lập thị xã cụ thể như sau:

a) Tiêu chuẩn 1: Quy mô dân số

- Quy định là từ 100.000 người trở lên.

- Hiện trạng: Quy mô dân số toàn huyện năm 2022 là 121.554 người, gồm dân số thường trú là 120.520 người, dân số tạm trú quy đổi là 1.034 người (đạt 121,55% so với tiêu chuẩn)

Đánh giá: Đạt.

b) Tiêu chuẩn 2: Diện tích tự nhiên

- Quy định là từ 200 km2 trở lên.

- Hiện trạng:

Huyện Phong Điền có diện tích tự nhiên là 945,67 km2 (đạt 472,83% so với tiêu chuẩn).

Đánh giá: Đạt.

c) Tiêu chuẩn 3: Số đơn vị hành chính trực thuộc

- Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc: Quy định từ 10 đơn vị trở lên.

Hiện trạng: Thị xã Phong Điền dự kiến thành lập có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 06 phường: Phong Thu, Phong Hải, Phong Phú, Phong Hòa, Phong An, Phong Hiền và 06 xã: Phong Thạnh, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong Chương, Phong Bình.

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã: Quy định là từ 50% trở lên.

Hiện trạng: Thị xã Phong Điền dự kiến thành lập có 06 phường/12 đơn vị hành chính cấp xã nằm trong phạm vi khu vực nội thị đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV và đánh giá đạt tiêu chuẩn về trình độ phát triển hạ tầng để thành lập phường. Tỷ lệ số phường của thị xã Phong Điền đạt 50%.

Đánh giá: Đạt.

d) Tiêu chuẩn 4: Đã được công nhận là đô thị loại IV

Thị xã Phong Điền dự kiến thành lập đã được công nhận là đô thị loại IV tại Quyết định số …/QĐ-BXD ngày … của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trong đó: Phạm vi phân loại đô thị được xác định gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Phong Điền; khu vực dự kiến phát triển nội thị gồm thị trấn Phong Điền và các xã: Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải, Phong Hòa, Phong Thu, Phong An và Phong Hiền.

Đánh giá: Dự kiến Đạt.

đ) Tiêu chuẩn 5: Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

- Cân đối thu chi ngân sách:

Quy định: Cân đối thu, chi là cân đối đủ

Hiện trạng: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phong Điền năm 2022 đạt 1.452,2 tỷ đồng; chi ngân sách đạt 1.361,8 tỷ đồng (trong đó chi thường xuyên 585,84 tỷ đồng). Cân đối thu, chi: Dư.

Đánh giá: Đạt.

- Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước:

Quy định: bằng 0,7 lần so với bình quân chung của cả nước.

Hiện trạng: Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của huyện Phong Điền đạt 53 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2022 đạt 55 triệu đồng/người/năm. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của huyện Phong Điền bằng 0,96 lần so với bình quân chung của cả nước.

Đánh giá: Đạt

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất:

Quy định: Đạt bình quân của tỉnh Thừa Thiên Huế là 4,99% (năm 2020 đạt 2,06%; năm 2021 đạt 4,36%; năm 2022 đạt 8,56%).

Hiện trạng: Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm (2020 - 2022) của huyện Phong Điền là 15,78% (năm 2020 đạt 15,05%; năm 2021 đạt 15,5%; năm 2022đạt 16,8%).

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều trung bình 3 năm gần nhất (năm 2020- 2022):

Quy định: Đạt bình quân của tỉnh Thừa Thiên Huế là 3,41% (năm 2020 là 3,67%; năm 2021 là 2,99%; năm 2022 là 3,56%).

Hiện trạng: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều trung bình 3 năm (2020 - 2022) của huyện Phong Điền là 3,81% (năm 2020 là 3,83%; năm 2021 là 3,80%; năm 2022 là 3,80%). Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều trung bình 3 năm gần nhất (2020 - 2022) của huyện Phong Điền cao hơn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, áp dụng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính “đối với trường hợp thành lập đơn vị hành chính đô thị để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận thì đánh giá đạt mức tối thiểu bằng 50% quy định chung”.

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế:

Quy định: Từ 75% trở lên.

Hiện trạng: Cơ cấu kinh tế năm 2022 của huyện Phong Điền: Nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 23,3%; thương mại - dịch vụ chiếm 18,3%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 58,4%.

Như vậy, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ trongcơ cấu kinh tế năm 2022 của huyện Phong Điền chiếm 76,7% cơ cấu kinh tế của khu vực.

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thị

Quy định: Từ 75% trở lên.

Hiện trạng: Tổng số lao động đang làm việc ở các ngành kinh tế tại khu vực nội thị năm 2022 là 28.670 người; trong đó, số lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị năm 2022 là 23.257 người. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị thị xã Phong Điền đạt 81,12%.

Đánh giá: Đạt.

Đánh giá chung: Thị xã Phong Điền dự kiến thành lập đạt 05/05 tiêu chuẩn của thị xã trực thuộc tỉnh quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Riêng tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội có tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm gần nhất áp dụng quy định đối với trường hợp thành lập đơn vị hành chính đô thị để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận thì đánh giá đạt mức tối thiểu bằng 50% quy định chung.

2.2. Tiêu chuẩn thành lập 06 phường thuộc thị xã Phong Điền

06 phường dự kiến thành lập thuộc thị xã Phong Điền gồm: Phong Thu, Phong Hải, Phong Phú, Phong An, Phong Hiền, Phong Hòa đều đạt 04/04 tiêu chuẩn của phường thuộc thị xã theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15).

III. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP PHƯỜNG THUỘC QUẬN (PHÚ XUÂN, THUẬN HÓA), THỊ XÃ (HƯƠNG THỦY, HƯƠNG TRÀ)

1. Điều kiện thành lập các phường thuộc quận, thị xã

Việc thành lập 10 phường thuộc quận, thị xã trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập 16 xã, phường bảo đảm đủ 05/05 điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), cụ thể là:

1.1. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính, các định hướng quy hoạch và quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2. Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, của tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng địa phương.

1.3. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

1.4. Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân.

1.5. Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.

2. Tiêu chuẩn thành lập các phường thuộc Quận Phú Xuân, QUận Thuận Hóa, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà

10 phường dự kiến thành lập, gồm: Phường Long Hồ thuộc Quận Phú Xuân; phường Dương Nỗ, phường Thuận An, phường Hương Phong, phường Thủy Bằng thuộc Quận Thuận Hóa; phường Phú Bài, phường Tân Lương, phường Thủy Phù, phường Thủy Thanh thuộc thị xã Hương Thủy và phường Hương Toàn thuộc thị xã Hương Trà đạt 04/04 tiêu chuẩn của phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15).

IV. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP THỊ TRẤN LỘC SƠN THUỘC HUYỆN PHÚ LỘC

1. Điều kiện thành lập thị trấn Lộc Sơn

Thành lập thị trấn Lộc Sơn, huyện Phú Lộc bảo đảm đạt đủ 05/05 điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), cụ thể là:

- Phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt;

- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

- Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.

2. Tiêu chuẩn thành lập thị trấn Lộc Sơn

2.1. Tiêu chuẩn về quy mô dân số

- Tiêu chuẩn theo quy định là 8.000 người trở lên.

- Dân số toàn xã Lộc Sơn tính đến ngày 31/12/2022 là 10.757 người (đạt 134,46% so với tiêu chuẩn). Trong đó dân số thường trú là 10.701 người, dân số tạm đã trú quy đổi là 56 người.

Đánh giá: Đạt.

 

2.2. Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên

- Tiêu chuẩn theo quy định là 14 km2 trở lên.

- Xã Lộc Sơn có diện tích tự nhiên là 18,99 km2 (đạt 135,64% so với tiêu chuẩn).

Đánh giá: Đạt.

2.3. Tiêu chuẩn về phân loại đô thị

- Tiêu chuẩn theo quy định là đã được công nhận đô thị loại V.

- Xã Lộc Sơn đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V tại Quyết định số 435/QĐ-UBND ngày 12 tháng 2 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đánh giá: Đạt.

2.4. Tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

- Cân đối thu chi ngân sách:

+ Tiêu chuẩn theo quy định là cân đối đủ.

+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn xã Lộc Sơn năm 2022 là: 15,710 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là: 11,354 tỷ đồng.

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 03 năm gần nhất:

+ Tiêu chuẩn theo quy định là đạt tỷ lệ bình quân của huyện.

+ Tỷ lệ hộ nghèo bình quân 03 năm gần nhất của huyện Phú Lộc là 4,11%. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 03 năm gần nhất của xã Lộc Sơn là 2,46% (năm 2020 là 2,81%, năm 2021 là 2,38% và năm 2022 giảm còn 2,17%).

Đánh giá: Đạt.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp:

+ Tiêu chuẩn theo quy định là 65%.

+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của xã Lộc Sơn là: 78,79%.

Đánh giá: Đạt.

Xã Lộc Sơn đạt đủ 04/04 tiêu chuẩn của thị trấn thuộc huyện theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15).

 

 

Phần thứ ba

PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP THÀNH PHỐ HUẾ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, THÀNH LẬP CÁC QUẬN VÀ SẮP XẾP, THÀNH LẬP CÁC ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 

          I. PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP THÀNH PHỐ HUẾ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ THÀNH LẬP CÁC QUẬN THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Phương án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ 4.947,10 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 1.380.489 người; 09 ĐVHC cấp huyện và 131 ĐVHC cấp xã của tỉnh Thừa Thiên Huế (sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã và thành lập quận, thành lập thị xã, thành lập xã, phường, thị trấn).

2. Phương án thành lập các quận thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Chia thành phố Huế trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thành Quận Phú Xuân và Quận Thuận Hóa thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương như sau:

a) Quận Phú Xuân có diện tích tự nhiên là 127,00 km2, quy mô dân số là 229.469 người; có 13 phường, gồm: An Hòa, Đông Ba, Gia Hội, Thuận Lộc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Kim Long, Hương Sơ, Hương Long, Phú Hậu, Hương An, Hương Vinh, Long Hồ.

b) Quận Thuận Hóa có 139,41 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 313.800 người; có 19 phường, gồm: An Cựu, An Tây, Vỹ Dạ, Phước Vĩnh, Trường An, Phú Nhuận, Thủy Biều, Phú Hội, An Đông, Vĩnh Ninh, Phường Đúc, Thủy Xuân, Xuân Phú, Thủy Vân, Phú Thượng, Hương Phong, Thủy Bằng, Thuận An, Dương Nỗ.

II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH GIỮA HUYỆN PHÚ LỘC VÀ HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ THÀNH LẬP THỊ TRẤN LỘC SƠN THUỘC HUYỆN PHÚ LỘC

1. Phương án sắp xếp đơn vị hành chính giữa huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Nam Đông (có diện tích tự nhiên là 647,82 km2, đạt 76,2% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 30.362 người, đạt 37,95% so với tiêu chuẩn) và huyện Phú Lộc (có diện tích tự nhiên là 720,41 km2, đạt 160,1% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 183.441 người, đạt 152,87% so với tiêu chuẩn).

 

 

2. Thành lập thị trấn Lộc Sơn thuộc huyện Phú Lộc

Thành lập thị trấn Lộc Sơn trên cơ sở nguyên trạng 18,99 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.757 người của xã Lộc Sơn.

III. PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP THỊ XÃ PHONG ĐIỀN VÀ SẮP XẾP, THÀNH LẬP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ THUỘC THỊ XÃ PHONG ĐIỀN

1. Thành lập thị xã Phong Điền thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Thành lập thị xã Phong Điền thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ 945,67 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 121.554 người và 16 đơn vị hành chính trực thuộc của huyện Phong Điền.

2. Sắp xếp, thành lập các ĐVHC cấp xã thuộc thị xã Phong Điền

2.1. Thành lập phường Phong Thu thuộc thị xã Phong Điền trên cơ sở nhập toàn bộ 18,75 km2, quy mô dân số 9.164 người của thị trấn Phong Điền và toàn bộ 26,59 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 4.226 người của xã Phong Thu. Sau khi thành lập, phường Phong Thu có 45,34 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 13.390 người.

2.2. Thành lập phường Phong Hải thuộc thị xã Phong Điền trên cơ sở nhập toàn bộ 12,69 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 6.268 người của xã Điền Hải và toàn bộ 5,47 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 4.920 người của xã Phong Hải. Sau khi thành lập, phường Phong Hải có 18,16 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 11.188 người.

2.3. Thành lập phường Phong Phú thuộc thị xã Phong Điền trên cơ sở nhập toàn bộ 13,63 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 6.460 người của xã Điền Lộc và toàn bộ 13,55 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 5.304 người của xã Điền Hòa. Sau khi thành lập, phường Phong Phú có 27,18 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 11.764 người.

2.4. Thành lập phường Phong An thuộc thị xã Phong Điền trên cơ sở nhập toàn bộ 32,38 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 14.510 người của xã Phong An. Sau khi thành lập, phường Phong An có 32,38 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 14.510 người.

2.5. Thành lập phường Phong Hiền thuộc thị xã Phong Điền trên cơ sở nhập toàn bộ 39,48 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 9.190 người của xã Phong Hiền. Sau khi thành lập, phường Phong Hiền có 39,48 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 9.190 người.

2.6. Thành lập phường Phong Hòa thuộc thị xã Phong Điền trên cơ sở nhập toàn bộ 34,26 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 10.074 người của xã Phong Hòa. Sau khi thành lập, phường Phong Hòa có 34,26 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 10.074 người.

2.7. Thành lập xã Phong Thạnh thuộc thị xã Phong Điền trên cơ sở nhập toàn bộ 17,26 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 3.528 người của xã Điền Hương và toàn bộ 16,43 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 3.495 người của xã Điền Môn. Sau khi thành lập, xã Phong Thạnh có 33,69 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 7.023 người.

IV. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, THÀNH LẬP CÁC ĐVHC CẤP XÃ THUỘC QUẬN PHÚ XUÂN VÀ QUẬN THUẬN HÓA

1. Thành lập phường Long Hồ thuộc Quận Phú Xuân trên cơ sở nhập toàn bộ 46,69 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 6.191 người của xã Hương Thọ và toàn bộ 33,74 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 11.161 người của phường Hương Hồ. Sau khi nhập, phường Long Hồ có 80,23 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 17.358 người.

2. Thành lập phương Thuận An thuộc Quận Thuận Hóa trên cơ sở nhập toàn bộ 9,69 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 8.065 người của xã Hải Dương và toàn bộ 16,29 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 25.823 người của phường Thuận An. Sau khi nhập, phường Thuận An có 25,98 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 33.888 người.

3. Thành lập phường Dương Nỗ thuộc Quận Thuận Hóa trên cơ sở nhập toàn bộ 9,69 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 12.956 người của xã Phú Dương; toàn bộ 7,17 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 12.684 người của xã Phú Mậu và toàn bộ 7,6 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 5.491 người của xã Phú Thanh. Sau khi thành lập, phường Dương Nỗ có 24,46 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 31.131 người.

4. Thành lập phường Thủy Bằng thuộc Quận Thuận Hóa trên cơ sở nguyên trạng 22,78 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 9.059 người của xã Thủy Bằng. Sau khi thành lập, phường Thủy Bằng có 22,78 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 9.059 người.

5. Thành lập phường Hương Phong thuộc Quận Thuận Hóa trên cơ sở nguyên trạng 16,68 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 12.547 người của xã Hương Phong. Sau khi thành lập, phường Hương Phong có 16,68 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 12.547 người.

V. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, THÀNH LẬP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ THUỘC THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

1. Thành lập phường Phú Bài thuộc thị xã Hương Thủy trên cơ sở nhập toàn bộ 32,23 km2 diện tích tự nhiên, dân số 1.943 người của xã Phú Sơn và toàn bộ 15,85 km2 diện tích tự nhiên, dân số 18.102 người phường Phú Bài. Sau khi thành lập, phường Phú Bài có 48,08 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 20.045 người.

2. Thành lập phường Tân Lương thuộc thị xã Hương Thủy trên cơ sở nhập toàn bộ 7,56 km2 diện tích tự nhiên, dân số 5.269 người của xã Thủy Tân và toàn bộ 8,62 km2 diện tích tự nhiên, dân số 9.915 người phường Thủy Lương. Sau khi thành lập, phường Tân Lương có 16,18 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 15.184 người.

3. Thành lập phường Thủy Phù thuộc thị xã Hương Thủy trên cơ sở nguyên trạng 33,80 km2 diện tích tự nhiên, dân số 15.169 người của xã Thủy Phù. Sau khi thành lập, phường Thủy Phù có 33,80 km2 diện tích tự nhiên, dân số 15.169 người.

4. Thành lập phường Thủy Thanh thuộc thị xã Hương Thủy trên cơ sở nguyên trạng 8,49 km2 diện tích tự nhiên, dân số 10.269 người của xã Thủy Thanh. Sau khi thành lập, phường Thủy Thanh có 8,49 km2 diện tích tự nhiên, dân số 10.269 người.

VI. PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP PHƯỜNG THUỘC THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

Thành lập phường Hương Toàn thuộc thị xã Hương Trà trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ 12,24 diện tích tự nhiên, dân số là 14.962 người của xã Hương Toàn. Sau khi thành lập, phường Hương Toàn có 12,24 diện tích tự nhiên, dân số là 14.962 người.

VII. KẾT QUẢ SAU KHI THÀNH LẬP THÀNH PHỐ HUẾ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG; SẮP XẾP, THÀNH LẬP CÁC ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN CƠ SỞ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1. Thành phố Huế

Thành phố Huế có diện tích tự nhiên là 4.947,10 km2, quy mô dân số là 1.380.489 người; có 09 ĐVHC cấp huyện, gồm: 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện; có 131 ĐVHC cấp xã, gồm: 73 xã, 51 phường và 07 thị trấn (giảm 22 xã và tăng 12 phường).

2. Đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Huế

2.1. Quận Phú Xuân có 127,00 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 229.649 người; có 13 phường.

2.2. Quận Thuận Hóa có 139,41 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 313.800 người; có 19 phường.

2.3. Thị xã Hương Trà có 392,57 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 79.843 người; có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 phường và 03 xã.

2.4. Thị xã Hương Thủy có 427,48 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 107.468 người; có 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường và 01 xã.

2.5. Thị xã Phong Điền có 945,66 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 121.554 người; có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 phường và 06 xã.

2.6. Huyện Phú Lộc có 1.368,23 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 213.803 người; có 27 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 23 xã và 04 thị trấn (Lăng Cô, Phú Lộc, Lộc Sơn và Khe Tre).

2.7. Huyện Phú Vang có 235,31 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 151.842 người; có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn.

2.8. Huyện Quảng Điền có 162,89 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 108.094 người; có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 xã và 01 thị trấn.

2.9. Huyện A Lưới có 1.148,49 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 54.436 người; có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 01 thị trấn.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 114.903
Truy cập hiện tại 17