I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
- Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;
- Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Luật Xây dựng ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Luật Quy hoạch đô thị ngày 20 tháng 7 năm 2015;
-Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
- Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021;
- Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành phố Festival;
- Quyết định số 11/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội đối với thành phố Huế, đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 của TTCP về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 03/2/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 22/10/2019 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thông qua Đề án xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030;
- Thông báo số 55/TB-VPCP ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
II. SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH ĐỂ MỞ RỘNG THÀNH PHỐ HUẾ VÀ SẮP XẾP, THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG
2.1. Sự cần thiết mở rộng thành phố Huế
a) Yêu cầu phát triển khách quan:
Ngày 24/8/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 209/2005/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, ban hành theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ xác định: “... các đô thị lớn, đô thị cực lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ,… được tổ chức phát triển theo mô hình chùm đô thị, đô thị đối trọng hoặc đô thị vệ tinh có vành đai bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái”.
Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, xác định: “Phấn đấu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hạt nhân, đô thị trung tâm là thành phố Huế”.
Ngày 07/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1659/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020, theo lộ trình đến năm 2020, toàn bộ phạm vi thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Thuận An mở rộng sẽ được đầu tư và trở thành đô thị loại I.
Để thực hiện Thông báo số 175-TB/TW ngày 01/8/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị khóa X về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020; Ban Kinh tế Trung ương đã có Thông báo số 09-TB/BKTTW ngày 30/3/2016, nhấn mạnh: “Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế và tính đặc thù của vùng đất văn hiến, văn hóa Huế để phát triển đô thị theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”. Trong đó, chú trọng giải pháp rà soát, bổ sung quy hoạch và huy động các nguồn lực để đầu tư mở rộng đô thị Huế về hướng biển, kết nối với thị trấn Thuận An và các đô thị vệ tinh, đảm bảo phát triển đồng bộ”.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 12, Tỉnh ủy đã có Kết luận số 95-KL/TU ngày 10/7/2018, trong đó “Thống nhất chủ trương nghiên cứu mở rộng không gian đô thị Huế theo Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”; Hội nghị tỉnh ủy lần thứ 17 đã có Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 22/10/2019 thông qua Đề án xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030, trong đó thống nhất chủ trương và định hướng phát triển không gian đô thị Huế giai đoạn 1 quy mô khoảng 267 km2, làm cơ sở để lập Đề án điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang.
Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Hoàn thành việc mở rộng thành phố Huế theo quy hoạch trước năm 2022.
b)Yêu cầu phát triển đô thị bền vững
Thành phố Huế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thừa Thiên Huế; là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, du lịch và tôn giáo của khu vực miền Trung và cả nước; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014, đã định hướng: “Thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn trở thành các trung tâm du lịch, thương mại và giao dịch quốc tế lớn của Vùng và cả nước, đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên”.
Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lăng tẩm nằm trên các địa bàn thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà. Đến nay có 166 di tích được công nhận ở các cấp; có 7 di sản được UNESCO công nhận thuộc 3 loại hình khác nhau: di sản vật thể, di sản phi vật thể, di sản ký ức. Ngoài ra cố đô Huế còn có những di sản thiên nhiên vô cùng đặc sắc như sông Hương, vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Vịnh Lăng Cô-Chân Mây... Hình ảnh Huế được quảng bá và khẳng định các thương hiệu: “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”; “Thành phố văn hóa Asian”; “Thành phố bền vững môi trường Asian”; “Thành phố xanh Quốc gia”
Với thế mạnh về vị trí địa lý, về lịch sử, văn hóa, du lịch và cảnh quan đặc sắc; những thế mạnh về giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, việc hình thành cặp đô thị Huế - Đà Nẵng với các chức năng chuyên biệt, hỗ trợ lẫn nhau, sẽ đóng vai trò là cực tăng trưởng kinh tế cấp vùng, cùng với các đô thị loại I khác sẽ tạo động lực phát triển bền vững cho toàn bộ dải miền Trung và Tây Nguyên.
Không gian đô thị Huế hiện hữu là đô thị di sản, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên hiện nay diện tích toàn thành phố Huế là 70,67km2, quy mô đô thị Huế quá nhỏ so với tốc độ phát triển đô thị, mật độ dân số toàn đô thị cao (5.029 người/km2), hạ tầng xã hội khu vực trung tâm đang quá tải, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Một số tiêu chuẩn của đô thị đạt vượt trội so với quy định như: các tiêu chuẩn về Nhà ở; đất dân dụng, đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị, các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ cấp đô thị.
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt tại Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06/5/2014; theo đó, phạm vi mở rộng đô thị Huế bao gồm thành phố Huế hiện hữu (70,67km2) và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi các thị xã: Hương Thủy, Hương Trà và một phần huyện Phú Vang; diện tích khoảng 348,54km2.
Việc mở rộng không gian đô thị Huế là sự phản ánh đầy đủ vị thế, thực tiễn phát triển của Thừa Thiên Huế trong xu thế hội nhập và phát triển; phù hợp với các định hướng, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; đồng thời, đây là định hướng hết sức cần thiết nhằm tạo ra những vận hội mới để tiếp tục phát triển đô thị theo hướng bền vững, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường; mô hình thành phố trực thuộc Trung ương gồm thành phố Huế (mở rộng), các thị xã và các huyện.
2.2. Sự cần thiết thành lập các phường thuộc thành phố Huế
Xã Hương Vinh, xã Thủy Vân, xã Phú Thượng, thị trấn Thuận An: Là điểm nút giao thông quan trọng giáp với trung tâm thành phố Huế, có lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thương mại, trao đổi buôn bán, giao lưu văn hóa khu vực. Tình hình kinh tế - xã hội có bước phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng dịch vụ thương mại và tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người đạt cao.
Công tác xây dựng và quản lý đô thị có bước phát triển quan trọng, các đề án chỉnh trang đô thị, đặt tên đường, số nhà, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc trật tự giao thông. Đầu tư cơ sở hạ tầng nhà ở, nhiều công trình trọng điểm đã được xây dựng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống hàng ngày của Nhân dân; hệ thống hạ tầng tương đối đồng bộ và hiện đại đảm bảo các tiêu chí của đô thị
Bên cạnh đó, các xã, thị trấn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề mới cần giải quyết như: quản lý công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ; quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc; quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật; quản lý dân cư theo mô hình đô thị; phòng chống các tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự công cộng, cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Mô hình quản lý chính quyền nông thôn như hiện nay không còn phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh trên địa bàn các xã, thị trấn, đòi hỏi phải có mô hình chính quyền đô thị để quản lý.
2.3. Sự cần thiết sắp xếp các phường thuộc thành phố Huế
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Huế hiện hữu vẫn còn một số phường có quy mô diện tích khá nhỏ; không gian phát triển bị chia cắt, gây khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng; nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội bị phân tán, nhất là trong điều kiện Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021, việc khuyến khích sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã có quy mô nhỏ là cần thiết, nhằm tinh gọn bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực.
III. MỤC TIÊU
- Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế và đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cố đô Huế; xây dựng thành phố có cơ cấu tổ chức không gian hợp lý, kiến trúc đô thị hài hòa với thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đáp ứng vai trò, chức năng của đô thị trung tâm;
- Chuẩn bị cho việc xây dựngThừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường. Mô hình thành phố trực thuộc Trung ương gồm thành phố Huế (mở rộng), các thị xã và các huyện.
IV. HIỆN TRẠNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
4.1. Tóm lược lịch sử hình thành và phát triển đô thị Huế
Các thời kỳ hình thành và phát triển đô thị Huế được đánh dấu qua các mốc thời gian như sau:
- Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 1 (từ năm 1471), lúc này biên giới Đại Việt mở rộng đến Phú Yên. Khoảng thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, thành Hóa Châu bắt đầu phát triển theo dạng đô thị hóa tập trung dân cư phi nông nghiệp và tỏa rộng ảnh hưởng từ ngã ba Sình dọc theo sông Bồ. Hóa Châu đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Trung tâm của Hóa châu là phủ Triệu Phong với lỵ sở là thành Hóa Châu, nơi đặt nha môn của Tam ty, với phủ thự, trường học, binh xá của vệ sở làm cho cả một vùng làng mạc xung quanh sầm uất, phồn thịnh. Các quần cư phi nông nghiệp sống bằng nghề thủ công truyền thống tập trung thành từng làng, từng phường tồn tại đến ngày nay.
- Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 2 (từ năm 1636), Chúa Nguyễn dời phủ chúa lên Kim Long và phát triển đô thành Phú Xuân tỏa rộng ảnh hưởng 2 bên bờ sông Hương, nối với cảng Thanh Hà, đặt nền móng cho việc đô thị hóa ở mức hoàn chỉnh hơn của Kinh đô triều Nguyễn sau này.
Đô thành Phú Xuân là nơi phồn hoa đô hội, quy tụ nhiều thợ giỏi và nhân tài trong và ngoài nước đến sinh sống, đạt nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng, nghệ thuật,... Phú Xuân có đủ hệ thống kiến trúc đô thành, dân cư kinh thành gắn với các làng nghề, các phường buôn bán. Sản xuất hàng hóa phát triển, mở rộng thị trường buôn bán với nước ngoài (Nhật, Trung quốc, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) thông qua cảng Thanh Hà và phố cổ Bao Vinh. Quần cư đô thị phát triển theo hình thái nhà vườn gắn liền với sông Hương.
- Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 3 (từ năm 1804), Vua Gia Long lên ngôi và xây dựng kinh thành “thương đô của đế vương” xứng với tầm vóc của một đất nước thống nhất có lãnh thổ rộng lớn. Thành quả thời kỳ này là một cố đô lịch sử với tổng thể di tích hoàn chỉnh, gồm hàng trăm công trình kiến trúc thành trì, cung điện, dinh thự, lăng tẩm, phủ phòng, đền miếu, đình chùa, phố thị,... được sắp xếp theo một ý đồ quy hoạch thống nhất, chặt chẽ, cân đối, hài hoà, thể hiện toàn cảnh, phản ánh trung thực cơ chế của triều đình nhà Nguyễn, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc. Là kho sử liệu vật chất phong phú về một giai đoạn lịch sử của đất nước, một di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và là tài nguyên quí báu để phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch. Ông M Baw nguyên tổng giám đốc UNESCO nhận định “Kinh thành Huế là một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị...”.
Không gian kinh thành Huế không phải là không gian đô thị nội - ngoại thành kiểu đô thị tập trung thời hiện đại, mà được trải rộng trên khung phong cảnh đến tận Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, núi Bạch Mã, cửa sông Hương ra biển Đông. Hàng trăm phủ đệ, hệ thống lăng tẩm, các phường thủ công, làng nghề dịch vụ nằm tại các khu vực Bao Vinh, Kim Long, Xuân Hoà, Vĩ Dạ, Nam Phổ, Ngọc Anh, Lại Thế, Nguyệt Biều, An Cựu,...
Vì thế, với Kinh thành Huế, bao gồm cả nội thành và vùng ven Huế thực chất là nột thành tố cấu trúc đô thị cổ và ranh giới đô thị cổ Huế được mở rộng ngay từ thời này, vươn ra khỏi địa giới hành chính của thành phố.
- Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 4 (từ năm 1885), người Pháp hình thành thị xã Huế năm 1898 và nâng lên thành phố Huế năm 1929, mở rộng đô thị phía bờ Nam sông Hương "khu phố Tây" theo hình thái đô thị châu Âu. Các cơ sở hạ tầng quan trọng của cấu trúc đô thị được hình thành, như: bệnh viện, trường Quốc học Huế, các công sở, nhà máy rượu, nhà máy điện, đường sắt, nhà ga,...
Khi xây dựng đô thị mới, người Pháp đã đặt Huế trong một không gian khá rộng, nhiều công trình quan trọng để thành phố phát triển đều đặt xa trung tâm, như: nhà máy nước Vạn Niên, sân bay Phú Bài, cảng Thuận An, vùng nghỉ mát Cảnh Dương, Bạch Mã... Một loạt các tỉnh lộ được hình thành nối liền Huế- Tây Thành - Sịa - Phong Lai (Tỉnh lộ 5 cũ), Huế - Long Hồ - Ngọc Hồ (Tỉnh lộ 6 cũ), Huế - A Lưới (Tỉnh lộ 12), Huế - Khe Tre, Huế - Chợ Mai - Phú Thứ - Phú Bài, Huế - Thuận An - Tư Hiền là các tuyến đường huyết mạch nối thành phố với các cụm kinh tế - văn hoá thành một thể thống nhất.
- Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 5: Thời kỳ đất nước thống nhất
Từ 1975 - 1989: Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ). Theo Quyết định số 64-HĐBT ngày 11/9/1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, địa giới hành chính thành phố Huế được trải dài theo hướng Đông - Tây (từ Thuận An, Hương Phong, Hải Dương lên đến Bình Điền); thành phố Huế là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Trị Thiên với tổng số 41 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 19 phường, 22 xã; diện tích 470 km2.
4. 2. Hiện trạng các đơn vị hành chính cấp huyện có liên quan:
4.2.1. Thành phố Huế:
- Diện tích tự nhiên:70,61 km2(đạt 47,1%).
- Dân số: 355.789 người (đạt 237,2%).
- Số ĐVHC cấp xã: 27.
- Số phường: 27 (đạt 100%).
4.2.1 Thị xã Hương Thủy:
- Diện tích tự nhiên: 454,66 km2(đạt 227,3%).
- Dân số: 112.410 người (đạt 112,4%).
- Số ĐVHC cấp xã: 12.
- Số phường: 05 (đạt 41,7%).
4.2.3. Thị xã Hương Trà:
- Diện tích tự nhiên: 517,5 km2(đạt 258,8%).
- Dân số: 130.484 người (đạt 130,5%).
- Số ĐVHC cấp xã: 15.
- Số phường: 07 (đạt 46,7%).
4.2.4. Huyện Phú Vang:
- Diện tích tự nhiên: 279,22 km2(đạt 62%).
- Dân số: 205.332 người (đạt 171,1%).
- Số ĐVHC cấp xã: 19.
- Số thị trấn: 02.
4.3. Hiện trạng các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan
4.3.1 Thành phố Huế
- Phường Phú Cát có 0,53 km2 diện tích tự nhiên, dân số 7.404 người;
- Phường Phú Hiệp có 0,95 km2 diện tích tự nhiên, dân số 12.256 người;
- Phường Phú Bình có 0,62 km2 diện tích tự nhiên, dân số 7.520 người;
- Phường Thuận Lộc có 1,35 km2 diện tích tự nhiên, dân số 14.638 người;
- Phường Phú Hòa có 0,67 km2 diện tích tự nhiên, dân số 5.137 người.
- Phường Thuận Thành có 1,42 km2 diện tích TN, dân số 11.838 người.
- Phường Phú Thuận có 1,26 km2 diện tích tự nhiên, dân số 7.118 người;
- Phường Tây Lộc có 1,34. km2 diện tích tự nhiên, dân số 18.726 người;
- Phường Thuận Hòa có 1,05 km2 diện tích tự nhiên, dân số 13.577 người;
4.3.2. Thị xã Hương Thủy
- Xã Thủy Vân có4,93 km2diện tích tự nhiên, dân số7.139 người;
- Xã Thủy Bằng có 22,78 km2diện tích tự nhiên, dân số7.872 người;
4.3.3. Thị xã Hương Trà
- Phường Hồ Hương có 33,47 km2diện tích tự nhiên, dân số10.667 người;
- Phường Hương An có 11,01 km2diện tích tự nhiên, dân số 6.574 người;
- Xã Hương Thọ có 47,17 km2diện tích tự nhiên, dân số 5.530 người;
- Xã Hương Phong có 15,84 km2diện tích tự nhiên, dân số12.573 người;
- Xã Hương Vinh có 7,14 km2diện tích tự nhiên, dân số16.074 người;
- Xã Hải Dương có 10,18 km2diện tích tự nhiên, dân số 6.963 người.
4.3.4. Huyện Phú Vang
- Xã Phú Thượng có 5,90 km2diện tích tự nhiên, dân số20.913 người;
- Xã Phú Dương có 5,85 km2diện tích tự nhiên, dân số10.981 người;
- Xã Phú Mậucó 7,17 km2diện tích tự nhiên, dân số10.525 người;
- Xã Phú Thanh có 7,67 km2diện tích tự nhiên, dân số 3.941người;
- Thị trấn Thuận An có 16,29 km2diện tích tự nhiên, dân số 21.004 người.
V. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH ĐỂ MỞ RỘNG THÀNH PHỐ HUẾ VÀ SẮP XẾP, THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ
5.1. Phương án điều chỉnhđịa giới hành chính
5.1.1. Thị xã Hương Thủy
- Điều chỉnh toàn bộ 22,78 km2diện tích tự nhiên, dân số 7.872 người của xã Thủy Bằng về thành phố Huế quản lý.
- Điều chỉnh toàn bộ4,93 km2diện tích tự nhiên, dân số7.139 người của xã Thủy Vân về thành phố Huế quản lý;
5.1.2. Thị xã Hương Trà
- Điều chỉnh toàn bộ 47,17 km2diện tích tự nhiên, dân số5.530 người của xã Hương Thọ về thành phố Huế quản lý;
- Điều chỉnh toàn bộ 33,47 km2diện tích tự nhiên, dân số10.667 người của phường Hương Hồ về thành phố Huế quản lý;
- Điều chỉnh toàn bộ 11,01 km2diện tích tự nhiên, dân số6.574 người của phường Hương An về thành phố Huế quản lý;
- Điều chỉnh toàn bộ 7,14 km2diện tích tự nhiên, dân số16.074 người của xã Hương Vinh về thành phố Huế quản lý;
- Điều chỉnh toàn bộ 15,84 km2diện tích tự nhiên, dân số12.573 người của xã Hương Phong về thành phố Huế quản lý;
- Điều chỉnh toàn bộ 10,18 km2diện tích tự nhiên, dân số6.963 người của xã Hải Dương về thành phố Huế quản lý.
5.1.3. Huyện Phú Vang
- Điều chỉnh toàn bộ 5,90 km2diện tích tự nhiên, dân số20.913 người của xã Phú Thượng về thành phố Huế quản lý;
- Điều chỉnh toàn bộ 5,85 km2diện tích tự nhiên, dân số10.981 người của xã Phú Dương về thành phố Huế quản lý;
- Điều chỉnh toàn bộ 7,17 km2diện tích tự nhiên, dân số10.525 người của xã Phú Mậu về thành phố Huế quản lý;
- Điều chỉnh toàn bộ 7,67km2diện tích tự nhiên, dân số3.941người của xã Phú Thanh về thành phố Huế quản lý;
- Điều chỉnh toàn bộ 16,29 km2diện tích tự nhiên, dân số21.004 người của thị trấn Thuận An về thành phố Huế quản lý.
5.2. Phương án thành lập các phường thuộc thành phố Huế
- Thành lập phường Hương Vinh trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của xã Hương Vinh;
- Thành lập phường Thủy Vân trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân;
- Thành lập phường Phú Thượng trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Thượng;
- Thành lập phường Thuận An trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thuận An.
5.3. Phương án sắp xếp các phường thuộc thành phố Huế
- Nhập toàn bộ 0,53 km2 diện tích tự nhiên, dân số 7.404 người của phường Phú Cát và toàn bộ 0,95 km2 diện tích tự nhiên và 12.256 người của phường Phú Hiệp thành 01 phường mới (dự kiến đặt tên là phường Gia Hội) có diện tích tự nhiên 1,48 km2, dân số 19.660 người; có 18 tổ dân phố.
- Nhập toàn bộ 0,62 km2 diện tích tự nhiên, dân số 7.520 người của phường Phú Bình và toàn bộ 1,35 km2 diện tích tự nhiên, dân số 14.638 người của phường Thuận Lộc thành 01 phường mới (dự kiến đặt tên là phường Thuận Lộc) có diện tích tự nhiên 1,97 km2, dân số 22.158 người; có 14 tổ dân phố.
- Nhập toàn bộ 0,67 km2 diện tích tự nhiên, dân số 5.137 người của phường Phú Hòa và toàn bộ 1,42 km2 diện tích tự nhiên, dân số 11.838 người của phường Thuận Thành thành 01 phường mới (dự kiến đặt tên là phường Thuận Thành) có diện tích tự nhiên 2,09 km2, dân số 16.975 người; có 20 tổ dân phố.
- Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Phú Thuận (gồm Tổ dân phố 3,4,5 ranh giới tự nhiên từ Cống Thủy Quan trở về giáp phường Phú Bình; có 0,46 km2 diện tích tự nhiên, dân số 4.242 người) và toàn bộ 1,34 km2 diện tích tự nhiên, dân số 18.726 người của phường Tây Lộc để thành lập phường mới (dự kiến đặt tên là phường Tây Lộc) có diện tích tự nhiên 1,8 km2, dân số 22.968 người; có 20 tổ dân phố.
- Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Phú Thuận (gồm Tổ dân phố 1,2 ranh giới tự nhiên từ Cống Thủy Quan trở về giáp phường Phú Hòa; có 0,80 km2 diện tích tự nhiên, dân số 2.768 người) và toàn bộ 1,45 km2 diện tích tự nhiên, dân số 13.577 người của phường Thuận Hòa để thành lập phường mới (dự kiến đặt tên là phường Thuận Hòa) có diện tích tự nhiên 1,8 km2, dân số 22.968 người; có 20 tổ dân phố.
VI. KẾT QUẢ SAU KHI ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNHVÀ SẮP XẾP, THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ
6.1. Thành phố Huế: Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, sắp xếp và thành lập các phường có 266,06 km2 diện tích tự nhiên (đạt 177,4%), dân số 651.038 người (đạt 434,03%), gồm 36 đơn vị hành chính (gồm 29 phường và 07 xã).
6.2. Thị xã Hương Thủy: Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 426,95 km2 diện tích tự nhiên (đạt 213,5%), dân số 97.399 người (đạt 97,4%), gồm 10 đơn vị hành chính (gồm 05 phường và 05 xã).
6.3. Thị xã Hương Trà: Sau khi điều chỉnh đia giới hành chính có 392,69 km2 diện tích tự nhiên (đạt 196,34%), dân số 72.103 người (đạt 72,1%), gồm 09 đơn vị hành chính (gồm 05 phường và 04 xã).
6.4. Huyện Phú Vang: Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 236,35 km2 diện tích tự nhiên (đạt 52,52 %), dân số 137.968 người (đạt 114,9%), gồm 14 đơn vị hành chính (gồm 13 xã và 01 thị trấn).
Sau khi điều chỉnh, toàn tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 02 thị xã, 06 huyện); 141 đơn vị hành chính cấp xã (35 phường, 08 thị trấn, 98 xã), giảm 04 đơn vị hành chính cấp xã.
VII. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KHI ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ SẮP XẾP, THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ
7.1. Phù hợp với Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25/01/2014; Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó xác định thành phố Huế là trung tâm về văn hoá - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; thành phố Huế đô thị di sản và cảnh quan thiên nhiên, với nhiệm vụ bảo tồn quần thể lớn di sản văn hóa.
Tuy nhiên, theo Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 của TTCP về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì phạm vi chưa bao gồm địa giới hành chính của xã Hải Dương, Hương Phong.
7.2. Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, của tỉnh; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng địa phương;
- Phù hợp với định hướng phát triển về phía Đông, có vùng biển và đầm phá rộng lớn, phát huy thế mạnh về du lịch, dịch vụ sinh thái biển và vùng đầm phá. Thuận An, Hương Phong, Hải Dương là khu vực có thắng cảnh đẹp, nơi giao thoa giữa sông Hương, cửa biển và đầm phá Tam Giang; có các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, cảng biển. là trung tâm kinh tế, quốc phòng, công nghiệp cảng, đóng và sửa chữa tàu thuyền, khai thác đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản và kinh tế đầm phá.
- Ranh giới các xã, phường điều chỉnh đều nằm theo trục từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Hương, thuận lợi cho việc đầu tư khai thác và bảo vệ cảnh quan môi trường, phát huy giá trị của dòng Sông Hương.
- Khu vực xã Thủy Bằng, Hương Thọ giúp phát triển du lịch dịch vụ, bảo vệ quần thể di tích lịch sử, văn hóa.
- Khu vực phường Hương An, Hương Hồ và Hương Vinh tương đối thuận lợi cho việc phát triển đô thị, tạo quỹ đất để đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật của thành phố như nghĩa trang, khu xử lý chất thải rắn, lò giết mổ động vật tập trung, phục vụ tái định cư các dự án khu vực Bắc sông Hương.
- Khu vực Thủy Vân phần lớn diện tích nằm trong ranh giới đô thị mới An Vân Dương, nhiều dự án đã được tỉnh kêu gọi đầu tư, thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng.
7.3. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh vừa đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội:
- Tuyến Quốc lộ 49 từ Trung tâm thành phố Huế đi Thuận An (qua các xã Phú Thượng, Phú Dương).
- Tuyến vành đai 4 của thành phố từ đường Thủy Dương - Thuận An đi qua các phường (xã) Phú Thượng, Phú Mậu, Hương Vinh, Hương Sơ, An Hòa, Hương An đấu nối đường cao tốc Bắc - Nam (vành đai 6).
- Tuyến vành đai 6 (cao tốc) ở phía phía Tây và Tây Nam của thành phố đi qua các phường (xã): Hương An, Hương Hồ, Thủy Bằng.
7.4. Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân.
7.5. Đánh giá tiêu chuẩn đơn vị hành chính
Các huyện, thị xã sau khi điều chỉnh chưa đạt (100%) một số tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13: Thị xã Hương Thủy chưa đạt tiêu chuẩn về dân số (96,5%); Thị xã Hương Trà chưa đạt tiêu chuẩn về dân số (73,3%), thiếu 01 đơn vị hành chính; Huyện Phú Vang chưa đạt tiêu chuẩn diện tích (52,35%), thiếu 02 đơn vị hành chính.
7.6. Đánh giá tiêu chí đô thị:
a) Rà soát tiêu chí đô thị loại 1 đối với thành phố Huế mở rộng:
- Tiêu chí 1: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt 16,17/20,0 điểm
- Tiêu chí 2: Quy mô dân số đạt 7,65/8,0 điểm
- Tiêu chí 3: Mật độ dân số đạt 4,83/6,0 điểm
- Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 6,0/6,0 điểm
- Tiêu chí 5: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị đạt 51,21/60,0 điểm.
Tổng hợp kết quả rà soát tiêu chí đô thị loại 1 đối với thành phố Huế mở rộng đạt 85,86/100 điểm (Kèm theo phụ lục đánh giá các tiêu chuẩn). Qua đánh giá hiện trạng trên 05 tiêu chí gồm 59 tiêu chuẩn có 28 tiêu chuẩn đạt điểm tối đa; 24 tiêu chuẩn đạt nhưng chưa đạt điểm tối đa; còn 07 tiêu chuẩn chưa đạt mức tối thiểu theo quy định gồm: thu nhập bình quân đầu người so với cả nước, diện tích sàn nhà ở bình quân; tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng; mật độ đường giao thông tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy >7,5m; diện tích đất giao thông tính trên dân số; tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng; tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị trên tổng số trục phố chính.
b) Đánh giá tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các xã dự kiến thành lập phường:
Kết quả rà soát tại xã Hương Vinh, xã Thủy Vân, xã Phú Thượng và thị trấn Thuận An về diện tích tự nhiên, dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và cơ sở hạ tầng theo phụ lục 02 của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 thì đều đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để thành lập phường.
BẢNG ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂNCƠ SỞ HẠ TẦNG KHU VỰC THÀNH LẬP PHƯỜNG
TT
|
Tiêu chuẩn
|
Đơn vị tính
|
Mức
quy định
|
Hiện trạng
|
Thuận An
|
Phú Thượng
|
Thủy Vân
|
Hương Vinh
|
1
|
Đất công trình giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở
|
m2/người
|
≥ 2,7
|
2,73
|
2,79
|
4,86
|
2,86
|
2
|
Trạm y tế (≥ 500 m2/trạm)
|
trạm/5.000 người
|
≥ 1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
3
|
Sân luyện tập
(≥ 3.000 m2)
|
m2/người
|
≥ 0,5
|
3,03
|
0,9
|
0,79
|
0,78
|
4
|
Chợ hoặc siêu thị
|
công trình
|
≥ 1
|
3
|
2
|
1
|
1
|
5
|
Đất cây xanh sử dụng công cộng
|
m2/người
|
≥ 2
|
7,20
|
5,98
|
105,62
|
4,49
|
6
|
Diện tích đất giao thông tính trên dân số
|
m2/người
|
≥ 13
|
13,67
|
13,89
|
39,22
|
17,78
|
7
|
Cấp điện sinh hoạt
|
Kwh /người/ năm
|
≥ 850
|
1.042
|
904
|
1.438
|
887
|
8
|
Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng
|
%
|
≥ 95
|
97,82
|
100
|
96,16
|
100
|
9
|
Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh
|
%
|
≥ 95
|
99,90
|
99,89
|
100
|
100
|
10
|
Mật độ đường cống thoát nước chính
|
km/km2
|
≥ 4
|
4,07
|
4,54
|
5,22
|
7,04
|
11
|
Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật
|
%
|
≥ 40
|
42,91
|
47,55
|
43,22
|
50
|
12
|
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom
|
%
|
≥ 90
|
95,24
|
93,00
|
91,8
|
94,22
|
VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8.1. Kết luận
Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng địa giới hành chính thành phố Huế là để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và các Kết luận, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt là nội dung Nghị quyết Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế để nâng vị thế và tầm ảnh hưởng của thành phố Huế, là cơ hội để thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung phát triển nhanh và toàn diện hơn trong thời gian tới; xứng tầm là đô thị hạt nhân, một cực phát triển của vùng.
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường là nguyện vọng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc phát triển đô thị Huế sẽ là bước đột phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các tiềm năng, các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương; là động lực phát triển kinh tế của tỉnh, của vùng và của cả nước.
Để triển khai Đề án đạt kết quả theo các mục tiêu đề ra cần sự nỗ lực của chính quyền, nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương. Tỉnh Thừa Thiên Huế kính đề nghị các Bộ tạo điều kiện giúp địa phương xây dựng Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập phường thuộc thành phố Huế trình Chính phủ trong quý II năm 2020.
8.2. Kiến nghị
Thông báo số 55/TB-VPCP ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế: Giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ ngành liên quan xây dựng Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế, trên cơ sở tính đến các yếu tố đặc thù của Thừa Thiên Huế. Kính đề nghị các Bộ ngành thống nhất cho địa phương trong quá trình xây dựng Đề án được áp dụng một số nội dung:
- Về điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế:Áp dụng khoản 2, Điều 3 của Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021, cụ thể: Khi điều chỉnh một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã của đơn vị hành chính cấp huyện liền kề để nhập vào thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì không xem xét điều kiện về sự phù hợp với định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và tiêu chuẩn về đơn vị hành chính trực thuộc đối với đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau khi sắp xếp. Các tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị phải được Bộ Xây dựng đánh giá đạt từ 50% trở lên tiêu chuẩn của loại đô thị hiện có quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13; Áp dụng Điều 31 của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13: Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính. Việc nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mà không làm tăng đơn vị hành chính thì không áp dụng quy định tại Chương I của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.
- Về mô hình Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương: Có 09 đơn vị hành chính gồm thành phố Huế (mở rộng), thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị xã Phong Điền và 05 huyện; áp dụng Điều 31 của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13: Việc thành lập đơn vị hành chính đô thị trên cơ sở 01 đơn vị hành chính cùng cấp mà không làm tăng đơn vị hành chính thì không yêu cầu số đơn vị hành chính cấp huyện tối thiểu là 11 đơn vị và tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên.
Trên đây là nội dung tóm tắt Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế, sắp xếp và thành lập phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế./.